0908 789 326

Hãy chia sẽ để cuộc sống ý nghĩa hơn!
www.baithuochay.net là website cung cấp cho bạn một số bài thuốc mang tinh chất tham khảo để bạn có thêm sự lựa chọn cho việc chữa trị bệnh cho mình và m&

Đăng tin rao vặt nhà đất miễn phí hiệu quả
Quảng cáo trực tuyến không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang lúng túng với việc lựa chọn hìn

Bạn biết tác dụng của củ Tỏi trong việc chữa bệnh như thế nào?
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng....
Bài thuốc dân gian
Sản phẩm nhà tài trợ

Liên kêt website
Bài thuốc dân gian
Bài thuốc chữa hoa mắt, chóng mặt từ hoa cúc trắng
Hoa cúc được trồng phổ biến ở Việt Nam từ rất lâu. Ngoài việc làm cảnh, dùng làm trà uống, hoa cúc còn có tác dụng làm thuốc chữa bệnh. Cúc hoa trắng chỉ to bằng cái khuy áo, còn tên gọi là bạch cúc. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 0,5 - 1m, toàn thân có lông trắng, mềm. Lá mọc so le, có lông trắng, chia thành 3 - 5 thuỳ, mép lá có răng cưa và lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng mốc. Hoa cúc mọc ở đầu cành hay kẽ lá, đường kính 2,5 - 5cm, màu trắng đẹp.
Thông thường, thu hoạch vào lúc hoa còn chưa nở và phơi khô trong bóng râm hay sấy khô từ từ ở nhiệt độ thấp, cất bảo quản sử dụng dần. Thường 5 - 6kg hoa tươi cho 1kg cúc hoa khô. Tốt nhất mỗi khi sử dụng làm thuốc thì nên dùng cúc hoa trắng đang còn tươi sẽ có hiệu quả hơn cúc hoa trắng khô.
Theo y học cổ truyền, hoa cúc trắng tính mát, vị khổ tân vào hai kinh: tâm, phế; có tác dụng sơ phong thanh nhiệt, giải độc, trừ đờm, trấn ho; mát gan, sáng mắt, chữa trị phong nhiệt cảm mạo, đau đầu, tăng huyết áp, chóng mặt nhức đầu, mắt đỏ sưng đau, chảy nước mắt…

Bài thuốc áp dụng:
Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp: Cúc trắng 10g, hoa hòe 8g, lạc nhân 3g. Tất cả rửa sạch, đổ 550ml nước, sắc còn 250ml nước chia 3 lần. Cần uống 10 thang liền.
Chữa đau đầu do thay đổi thời tiết: Cúc trắng 9g, hoa nhài 3g, rau má 10g, cúc bách nhật 5g. Tất cả rửa sạch đổ 700ml nước đun còn 300ml nước, chia 3 lần trong ngày. Cần uống 3 - 5 ngày liền.
Chữa hoa mắt, chóng mặt, người mệt mỏi, mất ngủ, suy nhược cơ thể: Cúc trắng 10g, ngải cứu 12g, rau má 8g, hoa thiên lý 10g, lá đinh lăng (lá bánh tẻ) 8g. Tất cả rửa sạch cho 700ml nước sắc còn 250ml nước chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống 5 ngày liền.
Hỗ trợ điều trị viêm amidan mạn tính: Cúc trắng 40g, tía tô 30g sắc uống thay trà hằng ngày.
Giúp sáng mắt: Hằng ngày sử dụng cúc trắng pha trà uống lâu dài sẽ làm mắt sáng ra và trẻ lâu.
Những bài thuốc này chỉ dùng cho người bị bệnh nhẹ hoặc dùng kết hợp với thuốc điều trị. Người bệnh nặng cần đến bác sĩ khám và cho đơn thuốc thích hợp.
Bác sĩ Hữu Nam
Khắc tinh của bệnh hen

Cây lá hen [Calotropis gigantea], có tên khác là “nam tì bà”, “bàng biển”, “bồng bồng”…, từ lâu đã được sử dụng trong nhiều bài thuốc trị ho, khạc đờm (đàm), hen (suyễn). Ngày nay, các nghiên cứu đã chứng minh những tác dụng sinh học rất quý của lá hen trong điều trị các bệnh hô hấp mạn tính: hen, viêm phế quản mạn, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Năm 2010-2011, trên Tạp chí International Journal of Current Biological and Medical Science, các nhà khoa học Ấn Độ công bố kết quả nghiên cứu và đưa ra kết luận: hoạt chất α-và β-amyrin trong lá hen giúp làm giảm tổng hợp leukotriene - chất trung gian tham gia phản ứng viêm niêm mạc đường thở, gây ra co thắt và tăng tính phản ứng phế quản, từ đó mang lại hiệu quả chống viêm và giãn phế quản. Các nghiên cứu trên cũng đã chứng minh lá hen có tác dụng chống ôxy hóa, dọn dẹp gốc tự do, ngăn chặn tình trạng mất cân bằng ôxy hóa, bảo vệ phổi khỏi tác nhân gây hại. Chính nhờ những tác dụng chống viêm, chống ôxy hóa, giãn phế quản, lá hen được coi là dược liệu “khắc tinh số 1” của bệnh hen, viêm phế quản mạn, COPD…
Đăng bởi: admin
Chữa khỏi hen suyễn

Hen phế quản - suyễn (hen suyễn) là sự tái đi tái lại của triệu chứng ho, khò khè, khó thở… Các triệu chứng này thường xảy ra vào chiều tối, đêm và sáng sớm. Người bệnh thường khởi phát cơn suyễn khi thời tiết thay đổi hoặc khi gắng sức, trẻ chơi giỡn, la hét... Đây là một bệnh viêm mạn tính của đường thở. Tình trạng viêm này làm cho đường thở trở nên rất nhạy cảm với các chất kích thích khác nhau, đường thở sẽ phù nề, co thắt, chứa đầy chất nhầy nên bị tắc nghẽn khiến cho người bệnh có cơn ho, khò khè, khó thở. Hẹn suyễn là bệnh mạn tính, hoàn toàn không phải là bệnh lây lan, truyền nhiễm mà là bệnh có tính chất gia đình, di truyền.
Đăng bởi: admin
Thuốc nam chữa hen suyễn

THUỐC NAM ĐIỀU TRỊ HEN SUYỄN Đông y quan niệm hen thuộc chứng hen suyễn do các Tỳ – Phế – Thận suy yếu gây ra. Việc điều trị nên tập trung vào nâng cao thể lực, điều hòa toàn thân, hạn chế tái phát các cơn hen suyễn. Tùy theo từng thể bệnh mà có bài thuốc nam chữa bệnh hen suyễn khác nhau.
Đăng bởi: admin
Bệnh hen suyễn

Triệu chứng: Khi thời tiết thay đổi hít thở khó khăn, khò khè thở suyễn do đàm khó văn ra, tinh thần mệt mỏi do thiếu oxy lên não. Trẻ em mắc các chứng trên thì biếng ăn chậm lớn, uống nhiều thứ thuốc nhưng vẫn không khỏi. Đông y gia truyền chuyên chữa bệnh hen suyễn hướng dẫn bệnh nhân mắc bệnh cách dùng thuốc như sau Trẻ em: Từ 1-5 tuổi ngày uống 1-2 viên Từ 6-14 tuổi ngày 2-3 viên Người lớn uống từ 3-5 viên Uống với nước sôi để nguội vào sáng và tối sau bữa ăn. Thuốc được bào chế từ các loại dược liệu tự nhiên, không độc hại, không phản ứng phụ kể cả dùng chung với thuốc tây. Kiêng Kỵ: Không ăn thịt chó, lòng lợn, kem đá, tôm cua và các thực phẩm gây dị ứng khác. Chú ý: Uống một liều bệnh giảm rõ rệt, uống liều tiếp bệnh thuyên giảm và khỏi hoàn toàn. ĐC: Lương y: Nguyễn Thị Ngọc Hà Số nhà 11 ngõ 4 đường Trần Phú, tx Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh ĐT: 0914262018 hoặc 0989262018
Đăng bởi: admin
Bài thuốc trị ho cho bé hiệu quả

Thay đổi thời tiết ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ em, đặc biệt bé dễ mắc chứng ho. Bên cạnh các phương pháp Tây y, có những bài thuốc dân gian hiệu quả, trị dứt ho nhanh chóng.
Đăng bởi: admin
Điều trị bệnh quai bị từ đông y
Theo Lương y Trịnh Văn Sỹ, không nên xem nhẹ bệnh quai bị. Quai bị nếu không được điều trị sẽ dẫn tới bị biến chứng thậm chí có thể vô sinh sau này. Nguyên tắc điều trị theo Đông y: chống viêm, trừ thấp, thanh nhiệt, nâng đỡ thể trạng. Đông y xếp bệnh quai bị vào loại “ôn dịch”.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc nhuận phế, dưỡng vị từ ngân nhĩ

Mỗi khi chuyển mùa, thời tiết thay đổi làm cho cơ thể con người nếu không thích nghi kịp sẽ có những phản ứng ảnh hưởng đến sức khỏe, nhất là nhóm bệnh về đường hô hấp. Đường hô hấp được phân chia thành đường hô hấp trên và đường hô hấp dưới với rất nhiều loại bệnh như: viêm mũi, viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm phế quản, hen phế quản, viêm phổi... Ngoài việc dùng thuốc, bạn đọc có thể sử dụng một số món ăn bổ phổi như ngân nhĩ để hỗ trợ điều trị.
Đăng bởi: admin
Dứa gai chữa ho và cảm mạo

Dứa gai còn có tên là dứa dại, dứa gỗ. Là loại cây nhỏ, cao 1 - 2m, thân có rễ phụ dài. Lá mọc tập trung ở ngọn, hình dải hẹp, cứng, mép và gân giữa có gai cứng. Cụm hoa gồm hoa đực và hoa cái. Quả to khi chín màu vàng.
Đăng bởi: admin
Trị ho tiêu đờm từ vị thuốc cát cánh

Cát cánh còn có tên khác là bạch dược, kết cánh, cánh thảo, là rễ phơi khô của cây cát cánh (Platycodon grandiforum A. DC.), thuộc họ hoa chuông (Campanunaceae). Cát cánh vị đắng cay, tính hơi ôn; vào kinh phế. Có tác dụng tuyên phế, khứ đàm, lợi yết, bài nùng, khai thông phế khí. Chữa chứng ho nhiều đờm, họng đau nói khàn, áp-xe phổi, viêm họng sưng đau, lỵ, tiểu tiện không lợi.
Đăng bởi: admin
Các huyệt vị trị cảm cúm

Hiện nay, dịch cúm nói chung đang đe dọa nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó ở Việt Nam, nguy cơ bùng phát dịch cúm A/H5N1 là rất cao. Làm gì để phòng chống cảm cúm nói chung hay dịch cúm A/H5N1? Ngoài việc tiêm phòng vaccin, dùng thuốc tân dược, xin giới thiệu với bạn đọc một phương pháp xoa bóp bấm huyệt phòng bệnh để bạn đọc tham khảo khi cần thiết.
Đăng bởi: admin
Trị bệnh cảm mạo, phong hàn từ cây màng tang

Màng tang thuộc loại cây nhỡ, cao khoảng 5 - 8m, thân vỏ xanh, có lỗ bì, già thì có màu nâu nâu xám, cành nhỏ. Lá mọc so le, phiến lá hình mác dài độ 10cm, rộng 1,5-2,5cm, dày, mặt trên màu xanh lục, mặt dưới xám sau biến màu đen, mép nguyên; cuống lá mảnh; gân lá rõ.
Đăng bởi: admin