0908 789 326

Hãy chia sẽ để cuộc sống ý nghĩa hơn!
www.baithuochay.net là website cung cấp cho bạn một số bài thuốc mang tinh chất tham khảo để bạn có thêm sự lựa chọn cho việc chữa trị bệnh cho mình và m&

Đăng tin rao vặt nhà đất miễn phí hiệu quả
Quảng cáo trực tuyến không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang lúng túng với việc lựa chọn hìn

Bạn biết tác dụng của củ Tỏi trong việc chữa bệnh như thế nào?
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng....
Bài thuốc dân gian
Sản phẩm nhà tài trợ

Liên kêt website
Bài thuốc dân gian
Thuốc nam chữa đau cổ - gáy
Nguyên tắc chữa trị: khu phong tán hàn, ôn kinh chỉ thống, bồi bổ can thận. Có thể tiến hành châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, thuốc đắp, thuốc xông, thuốc thang. Tuy nhiên theo kinh nghiệm dân gian, việc dùng thuốc thang là hiệu quả nhất, tiện lợi nhất.
Bài 1: Phòng phong 10g, kinh giới 16g, nam tục đoạn 16g, đơn hoa 12g, cỏ xước 16g, ngải diệp 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, táo nhân 12g, đỗ trọng 10g, cẩu tích 12g, hương phụ 10g, trần bì 10g, đương quy 12g, bạch thược 12g, cam thảo 10g, đại táo 5 quả. Sắc uống ngày 1 thang.
Trong bài phòng phong, kinh giới, ngải diệp để khu phong trừ thấp; quế, thiên niên kiện để ôn kinh tán hàn; đỗ trọng, cẩu tích, bạch thược, đương quy tư bổ can thận; hương phụ, trần bì thông khí, hành khí; đại táo, trần bì bổ tỳ. Các vị hợp lại có tác dụng: khu phong tán hàn, ôn kinh thông dương khí, tư bổ can thận, làm cho lưu thông huyết mạch, ôn kinh chỉ thống, bồi bổ và nâng đỡ can thận.
Bài 2: Rễ bưởi bung 16g, rễ xấu hổ 16g, rễ cúc tần 12g, cà gai leo 12g, thổ linh 20g, tục đoạn 12g, tần giao 10g, ngải diệp 16g, kinh giới 16g, quế 10g, thiên niên kiện 10g, huyết đằng 12g, đậu đen (sao) 30g, thục địa (sao khô) 12g, tất bát 12g, trần bì 10g, sinh khương 6g. Ngày 1 thang, sắc 3 lần uống 3 lần. Mỗi lần uống thuốc pha thêm 20ml rượu trắng. Công dụng: khu phong tán hàn, lưu thông huyết mạch, ôn kinh chỉ thống, thông dương khí.
theo Văn Trịnh
Cây tơm trơng - thảo dược tốt cho bệnh gout và sinh lý đàn ông

Cây tơm trơng được đồng bào dân tộc ở Tây Nguyên sử dụng khá lâu bổi bổ cơ thể, bổ thận, chữa đau lưng, bệnh khớp, gút, ổn định tim mạch, huyết áp…
Đăng bởi: Uatkimhuong
Thuốc đông y chữa viêm khớp, thoái hóa, gai đôi

THUỐC ĐÔNG Y CHỮA BỆNH VIÊM KHỚP, THOÁI HÓA, GAI ĐÔI Công dụng chung: Khu phong, tán hàn, trừ thấp, thanh nhiệt, giải độc, sơ thông kinh lạc, kết hợp dưỡng âm, bổ thận, kiện tì, ích khí, mạnh gân cốt, bổ khí huyết. Ngoài ra, bài thuốc này còn giúp tạo dưỡng chất nuôi dưỡng sụn khớp, tạo chất nhầy (dịch khớp) để bảo vệ ổ khớp, tái tạo sụn khớp, tăng độ bền và dẻo dai cho khớp, giúp sinh huyết và lưu thông khí huyết đến tận tứ chi, ngăn cản thoái hóa của sụn khớp, sụn chêm, màng bao hoạt dịch giúp người bệnh đi lại dễ dàng. Chủ trị: Thuốc có tác dụng điều trị và phòng ngừa các bệnh:
Đăng bởi: admin
Chữa gai đôi, thoái hóa, vôi hóa đốt sống

Bài thuốc gia truyền chuyên điều trị gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống, vôi hóa cột sống Bài thuốc gia truyền chuyên điều trị gai đôi cột sống, thoái hóa cột sống, đau nhức cổ, vai gáy, u xơ vú không cần uống thuốc chỉ cần đắp ngoài
Đăng bởi: admin
Thuốc nam chữa chậm đi, còi xương, liệt

Tình cờ trong một lần lên núi hái thuốc chữa động kinh, Chị Hà ở Từ Sơn - Bắc Ninh, điện thoại của chị 0989262018 được một gia đình người dao truyền cho bài thuốc tắm chữa liệt, chậm đi, còi xương ở trẻ nhỏ.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc trị chứng bạc tóc, khoẻ gân xương

Bài thuốc từ Hà thủ ô (Bài thuốc có tác dụng làm đen râu tóc, khỏe gân xương) Thành phần: Hà thủ ô, vừng đen, kỷ tử, phục linh, cẩu tích và một số dược liệu khác.
Đăng bởi: admin
Cỏ đĩ và tác dụng chữa xương khớp

Cây hy thiêm có tên khoa học Siegesbeckia orientalis L., họ Cúc Asteraceae hay còn gọi là Cỏ đĩ, Chó đẻ, Hy thiêm thảo, Hy tiên, Hổ cao. Đặc điểm thực vật, phân bố: Loại cỏ cao 0.4-1m, có nhiều cành, có lông tuyến. Lá mọc đối, cuống ngắn, hình 3 cạnh, đầu là nhọn, mép lá có răng cưa. Cụm hoa hình đầu, màu vàng, có hai loại lá bắc không đều nhau. Quả bé màu đen, hình trứng. Hoa có chất dính, khi đi qua hoa dính vào quần áo vì vậy gọi là Cỏ đĩ. Cây mọc hoang ở khắp các tỉnh trong cả nước. Cách trồng: trồng từ cây non vào mùa xuân. Bộ phận dùng, chế biến: dùng toàn cây, phơi hay sấy khô, thu hái vào lúc cây chưa ra hoa. Công dụng chủ trị: Hy thiêm vị đắng, tính mát, hơi có độc. Có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt. Chữa chân tay tê dại, lưng mỏi, gối đau. Ngoài ra còn giã nát đắp tại chỗ bị nhọt độc, ông đốt, rắn cắn. Liều dùng: ngày dùng 6-12g cây khô, dạng thuốc sắc. Có thể tăng liều đến 16g một ngày. Tin mới nhất về: Thoát vị đĩa đệm được chữa khỏi từ thảo dược tươi của Việt Nam. Xem chi tiết Chú ý: cây Hy thiêm dễ nhầm với cây cứt lợn có hoa màu tím nhạt hay trắng. Không bị bệnh phong thấp thì không nên dùng, khi dùng tươi có thể bị nôn. Đơn thuốc có Hy thiêm: -Chữa bán thân bất toại: phong thấp tê bại chân tay: lá, cành non sao vàng, tán bột, trộn mật ong, hoàn 5g/ viên, uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 1 viên. -Chữa mụn nhọt, hậu bối (nhọt sau lưng): Hy thiêm, tỏi sống, cỏ roi ngựa mỗi thứ 5g. Giã nát, hòa trong một chén rượu ấm, vắt lấy nước uống, bã đắp vào mụn nhọt. Ngày dùng 1-2 lần. -Chữa phong thấp: Hy thiêm 100g, Thiên niên kiện 50g, Đường và Rượu 1 lít nấu thành cao ngày uống 2 lần, lần một ly nhỏ trước khi ăn trưa tối. -Trị viêm khớp do phong thấp, tê tay, tê chân, đau nhức gân xương: Hy thiêm thảo, Bạch mao đằng, mỗi thứ 3 chỉ, Xú ngô đồng hoặc (Ngưu tất) 5 chỉ. Sắc uống hằng ngày. Thông tin về bài thuốc nam chữa thoái hóa cột sống triệt để.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc chữa thấp khớp từ cây gối hạc

Bệnh thấp khớp y học cổ truyền gọi là “chứng tý” hiện nay là một loại bệnh rất hay gặp, chủ yếu của bệnh này là biểu hiện đau nhức sưng tấy hoặc nóng đỏ ở các khớp xương hay cơ gân; nhiều chỗ hay một chỗ, có khi kiêm cả tê dại nặng nề, bệnh tình thường liên miên, gặp khi khí hậu thay đổi thường phát nặng hơn. Bệnh thấp khớp cấp tính nhiều khi có biến chứng tim, cần kết hợp với y học hiện đại để theo dõi và điều trị.
Đăng bởi: admin
Chữa đau nhức xương khớp từ cây đinh hương

Đinh hương còn có tên khác là cống đinh hương, đinh tử. Lá mọc đối, hình bầu dục nhọn, phiến lá dài. Hoa mọc thành xim nhỏ chi chít và phân nhánh ở đầu cành. Vị thuốc giống như chiếc đinh, lại có mùi thơm nên đặt tên đinh hương.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc quý chữa bệnh xương khớp

Tỏi là gia vị đầu tay, nhân dân ta ai cũng biết; là vị thuốc y học dân tộc lương y nào cũng biết. Tuy nhiên, rượu tỏi có xuất xứ Ai Cập thì chưa nhiều người biết.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc chữa ho, tiêu đờm

Cải xanh còn gọi là cải bẹ xanh, cải canh. Cải canh là loại rau rất quen thuộc trong bữa cơm hằng ngày. Trong Đông y, hạt cải canh dùng làm thuốc với tên “giới tử”, có cùng công dụng như hắc giới tử, bạch giới tử. Hạt cải canh chứa dầu béo, tinh dầu và chất nhày... Lá có protid, lipid, glucid, celullose, caroten, vitamin C, acid amin, các nguyên tố Ca, P, Fe.
Đăng bởi: admin
Thuốc giúp hỗ trợ điều trị thoái hoá khớp từ các món ăn

Thoái hoá khớp gối là những biến đổi của hiện tượng lão suy dẫn tới tăng sinh chất xương và hình thành “gai xương”. Đây là một bệnh rất thường gặp ở tuổi trung niên và người cao tuổi.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc - món ăn trị chứng chuột rút

Theo Đông y, chuột rút là do thiếu vi lượng, chủ yếu là thiếu canxi, kali, kẽm… và một số loại vitamin khác. Để điều trị, y học cổ truyền thường áp dụng một số món ăn, bài thuốc có tác dụng phòng chống co cơ, chuột rút. Xin giới thiệu để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Đăng bởi: admin