0908 789 326

Hãy chia sẽ để cuộc sống ý nghĩa hơn!
www.baithuochay.net là website cung cấp cho bạn một số bài thuốc mang tinh chất tham khảo để bạn có thêm sự lựa chọn cho việc chữa trị bệnh cho mình và m&

Đăng tin rao vặt nhà đất miễn phí hiệu quả
Quảng cáo trực tuyến không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang lúng túng với việc lựa chọn hìn

Bạn biết tác dụng của củ Tỏi trong việc chữa bệnh như thế nào?
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng....
Bài thuốc dân gian
Sản phẩm nhà tài trợ

Liên kêt website
Bài thuốc dân gian
Phương thuốc phòng thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim là tình trạng bệnh lý động mạch vành thường gặp, đặc biệt ở những người có tuổi và cao tuổi. Biểu hiện trên lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực, nặng hơn có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim. Y học cổ truyền đề cập đến bệnh lý thiếu máu cơ tim trong các chứng bệnh như: tâm giảo thống, trấn tâm thống và hung tý với các biện pháp trị liệu khác nhau, trong đó có việc sử dụng các phương trà dược. Có thể dẫn ra một số ví dụ điển hình như sau:
Bài 1: Đan sâm 150g, sa nhân 30g, đàn hương 15g. Cả ba vị sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 20g hãm với nước sôi trong bình kín, sau chừng 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Lý khí, hoạt huyết, chỉ thống.
Bài 2: Đan sâm 200g, đẳng sâm 150g, sa sâm 120g, đàn hương 50g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 40 - 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết lý khí, bổ khí nhuận phế.
Bài 3: Đan sâm 9 - 12g tán vụn hãm cùng 3g trà xanh với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, thanh tâm trừ đàm.
Bài 4: Sơn tra 300g, ích mẫu thảo 100g, trà xanh 500g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày lấy 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 phút thì dùng được, uống trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết thanh tâm, kích thích tiêu hóa.
Bài 5: Hồng hoa 90g, đan sâm 150g, uất kim 70g, qua lâu 200g, cam thảo sao 60g. Các vị sấy khô nghiền vụn, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết hóa ứ, lý khí khoan hung.
Bài 6: Tam thất 100g, đan sâm 150g, đường trắng lượng vừa đủ. Tam thất và đan sâm sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 25g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, chế thêm đường trắng uống thay trà trong ngày. Công dụng: Hoạt huyết tán ứ, chỉ huyết định thống.
Bài 7: Sinh cát căn (củ sắn dây sống) 150g, đan sâm 180g, bạch linh 90g, cam thảo 60g. Tất cả sấy khô, tán vụn, mỗi ngày dùng 40g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: Thăng thanh sinh tân, hoạt huyết hóa đàm.
Bài 8: Chuối tiêu thái phiến sấy khô 50g, trà xanh 10g, một chút mật ong. Hãm trà với nước sôi, sau đó cho chuối khô đã tán bột cùng mật ong vào, để một lát rồi chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: Giáng áp nhuận táo, thông huyết mạch.
Nhìn chung, các loại trà dược nêu trên đều rất đơn giản, dễ kiếm, dễ chế, rẻ tiền và có hiệu quả ở một mức độ nhất định, có thể kết hợp với thuốc điều trị đặc hiệu trong giai đoạn bệnh tiến triển hoặc dùng đơn thuần có tính chất dự phòng khi bệnh ổn định. Phụ nữ mang thai không được dùng.
ThS. Hoàng Khánh Toàn
Quả anh đào phòng bệnh tim mạch, chữa đau đầu

Quả anh đào (cherry) không chỉ ngon, ngọt lịm, đẹp mắt và thơm. Cherry còn có nhiều tác dụng trong phòng và chống nhiều loại bệnh, tốt cho tim mạch, giảm huyết áp và chống viêm.
Đăng bởi: admin
Chữa bệnh động mạch vành từ các món ăn

Theo y học cổ truyền, bệnh động mạch vành thuộc các chứng “tâm thống” (đau tim), “hung tê” (đau ngực). Sự phát sinh của bệnh có liên quan tới sự thịnh suy của các tạng tâm (tim), can (gan), thận và tỳ cùng sự mất điều hòa khí huyết gây nên huyết ứ, khí trệ, đàm trọc mà dẫn đến “tâm thống” hoặc “hung tê”. Ngoài việc sử dụng thuốc men để điều trị bệnh động mạch vành, chế độ và thực đơn ăn uống phù hợp với sinh lý có tác dụng to lớn trong việc điều trị bệnh mạch vành.
Đăng bởi: admin
Huyết áp thấp và bài thuốc hỗ trợ điều trị

Huyết áp thấp (HAT) là căn bệnh thường gặp. Theo Đông y, nguyên nhân của những triệu chứng trên phần nhiều do khí hư. Khí hư không sinh huyết, khí hư không dẫn huyết đến các bộ phận cơ thể nên người bệnh hoa mắt, chóng mặt, tay chân thường bị lạnh. Sau đây xin giới thiệu một số món ăn bài thuốc có tác dụng bổ khí theo 3 thể chứng thường gặp.
Đăng bởi: admin
Những bài thuốc giúp điều trị bệnh xơ vữa mạch vành

Xơ vữa mạch vành là chứng bệnh thường gặp ở người từ trung và cao tuổi. Nguyên nhân của bệnh là do rối loạn chuyển hóa lipit trong cơ thể, làm cho thành mạch dày lên và xơ cứng, mất tính đàn hồi và hẹp lòng mạch, cản trở tuần hoàn. Đông y xếp chứng bệnh này vào phạm vi chứng tâm thống.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc giảm huyết áp từ củ niễng

Củ niễng là củ của cây niễng hay niềng niễng – Zizania latifolia Turcz. Niễng được trồng khắp nước ta. Phần ăn được ở chồi là phần phình làm thành khối ở gốc các chồi này do hoạt động của một loại nấm than ký sinh Ustilago esculentum Hennings hay sulage viridis, thường gọi phần phình này là củ. Niễng chủ yếu trồng để lấy củ, lúc còn non làm rau ăn. Nó có mùi vị dễ chịu và ăn ngon. Có thể dùng ăn sống hoặc xào với thịt hay nấu canh.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc giúp điều trị bệnh cao huyết áp

Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc y học cổ truyền điều trị bệnh thiếu máu

Theo y học cổ truyền, nguyên nhân gây thiếu máu chủ yếu do tỳ vị suy nhược. Người bệnh thường có biểu hiện: Mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, hay quên, ù tai, mất ngủ, tê tay chân, tóc khô giòn, dễ rụng, phụ nữ có lượng kinh ít, bế kinh... Một trong những biện pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả là sử dụng các món ăn, bài thuốc.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Dây móc câu hay còn gọi là câu đằng, dây dang quéo, móc ớ, vuốt, co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao). Là loại dây leo, thường mọc ở nơi mát. Lá mọc đối có cuống, hình trứng đầu nhọn, mặt dưới lá như có phấn, ở mặt lá có gai mọc cong xuống trông giống như lưỡi câu nên gọi là móc câu. Hoa nhỏ hình cầu nở vào mùa hạ, có màu vàng trắng.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc phòng chống tăng huyết áp từ táo mèo

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo mèo có tác dụng hạ huyết áp là thông qua cơ chế làm giãn mạch ngoại vi. Mặt khác, công dụng hạ mỡ máu, ức chế quá trình ngưng tập tiểu cầu, làm giãn động mạch vành, cải thiện sức co bóp cơ tim và an thần trấn tĩnh đều trực tiếp hoặc gián tiếp góp phần lập lại cân bằng sinh lý và phòng chống tích cực các biến chứng do tình trạng tăng huyết áp gây ra.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc chữa tăng huyết áp từ địa hoàng
Địa hoàng thuộc họ hoa mõm chó, là một cây thảo có rễ củ mập, một cây thuốc quý trong y học cổ truyền. Rễ địa hoàng thu hái về, rửa nhanh, phân loại củ to, nhỏ để riêng, đem sấy từ từ đến khi củ mềm rồi phơi hay sấy nhanh đến khô. Loại củ to dùng ngay (dạng sống), tên thuốc là sinh địa. Dược liệu sau khi được chế biến có tên thuốc là thục địa.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc hỗ trợ điều trị suy tim từ y học cổ truyền

Theo y học cổ truyền: suy tim thuộc phạm trù tâm quý, chính xung, khái suyễn, hư lao, thủy thũng… Nguyên nhân suy tim căn bản là tâm và huyết mạch bất túc, nguyên nhân ngoại tà, ăn uống phòng dục không điều độ là yếu tố dẫn phát bệnh.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc chữa tăng huyết áp, hoa mắt, chóng mặt từ Câu đằng

Câu đằng còn gọi là vuốt lá mỏ, tên khác là dây móc câu, dây dang quéo, móc ớ, vuốt, co nam kho (Thái), pước cậu, nam lập câu (Tày), ghím tỉu (Dao)... Bộ phận dùng làm thuốc của cây câu đằng là đoạn thân có gai ở kẽ lá, cong và cứng như lưỡi câu, thu hái vào mùa hè thu, phơi hoặc sấy khô.
Đăng bởi: admin