0908 789 326

Hãy chia sẽ để cuộc sống ý nghĩa hơn!
www.baithuochay.net là website cung cấp cho bạn một số bài thuốc mang tinh chất tham khảo để bạn có thêm sự lựa chọn cho việc chữa trị bệnh cho mình và m&

Đăng tin rao vặt nhà đất miễn phí hiệu quả
Quảng cáo trực tuyến không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang lúng túng với việc lựa chọn hìn

Bạn biết tác dụng của củ Tỏi trong việc chữa bệnh như thế nào?
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng....
Bài thuốc dân gian
Sản phẩm nhà tài trợ

Liên kêt website
Bài thuốc dân gian
Bài thuốc dân gian chữa mày đay
Mày đay là một bệnh lý ngoài da, do nhiều nguyên nhân khác nhau như: dị ứng thực phẩm, thuốc; khí hậu thay đổi; tiếp xúc hóa chất, khói bụi, phấn hoa; nhiễm ký sinh trùng... ở bên trong cũng như bên ngoài cơ thể. Đông y cho rằng, mày đay do thấp nhiệt uẩn kết bên trong gặp gió lạnh mà phát bệnh. Sau đây xin giới thiệu một số bài thuốc chữa chứng bệnh này để bạn đọc tham khảo.

Cây hoa liên kiều
Bài 1: bèo cái 10g, bạc hà 5g, kinh giới 10, ké đầu ngựa 30g. Bèo cái bỏ rễ, rửa sạch, ké đầu ngựa sao cháy hết gai. Tất cả cho vào ấm với 300ml nước đun sôi kỹ, chắt lấy nước, bỏ bã, chia 3 lần uống trong ngày. Cần uống liền 7 - 10 ngày.
Bài 2: kim ngân hoa 12g; khổ sâm 12g; phòng phong, tạo giác thích, ngưu bàng tử, xích thược mỗi vị 10g; bạch tật lê, thuyền thoái, kinh giới mỗi vị 6g; cam thảo 3g. Cho 200ml nước sắc còn 100ml chiết lấy dịch sắc, đổ tiếp 300ml nước sắc còn 100ml; đem hòa chung chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang, uống liên tục 10 - 15 ngày. Nếu gặp gió lạnh bệnh tăng thì gia khương hoạt 10g; phụ tử chế, quế chi mỗi vị 5g.
Bài 3: cây ké đầu ngựa 15g, cam thảo đất 12g, kim ngân 20g, sài đất 30g, sinh địa 20g, thổ phục linh 15g. bèo cái 30g. Bèo cái bỏ rễ, ké sao vàng cho cháy hết gai. Tất cả cho vào ấm đổ 300 - 500ml nước đun kỹ chia uống ngày 2 - 3 lần. Dùng 7 - 10 ngày.
Bài 4: đậu đỏ 50g, liên kiều, thuyền thoái mỗi vị 20g, lá khổ sâm 15g, vỏ trắng thân cây dâu 15g, ma hoàng, hạnh nhân mỗi vị 10g. Cách sắc và uống như bài 2.
Bài 5: bồ công anh 20g, sài đất 30g, kim ngân hoa 20g, ké đầu ngựa 20g, bèo cái 30g. Bèo bỏ rễ, ké sao vàng cho cháy hết gai. Tất cả cho vào ấm, đổ 500ml nước sắc còn 100ml chia uống 2 - 3 lần trong ngày, dùng liên tục 7 - 10 ngày.
Bài 6: hoàng kỳ 20g, hà thủ ô 20g, bạch tiễn bì 20g, lá khổ sâm 15g, hạnh nhân, ma hoàng mỗi vị 10g. Cách sắc và uống như bài 2.
Bài 7: uy linh tiên, bạch cương tàm, kinh giới tuệ, thuyền thoái mỗi vị 10g. Tất cả cho vào ấm đổ xâm xấp nước đun sôi nhỏ lửa 10 - 15 phút chắt ra, chế tiếp nước như ban đầu. Khi thuốc được đem trộn chung, chia uống 2 - 3 lần trong ngày. Ngày uống 1 thang dùng liên tục 10 - 15 ngày.
Bài 8: địa phu tử 30g, bạch tiễn bì 15g, thuyền thoái 15g, hồng hoa 10g, khương hoạt 15g, gai bồ kết 10g, kinh giới, phòng phong, chỉ thực, hậu phác mỗi vị 12g. Cách sắc và uống như bài 7.
Bài 9: kim ngân hoa 20g, bồ công anh 30g, liên kiều 15g, mẫu đơn bì, xích thược, đương quy mỗi vị 12g, ma hoàng bỏ mắt 6g, cam thảo 3g. Cách sắc và uống như bài 7.
Bài 10: phòng phong 20g, thạch cao sống 30g, lá khổ sâm 25g, bồ công anh 15g, bèo cái 15g, hồng hoa, khương hoạt, bạch cương tàm, chi tử mỗi vị 12g, cam thảo 3g. Cách sắc và uống như bài 2.
Bài 11: bách bộ 50g giã nhuyễn, ngâm trong cồn 60o 24 giờ là dùng được, ngày bôi 3 - 6 lần. Bôi liên tục tới khi khỏi.
Lưu ý: Khi uống thuốc điều trị chứng mày đay, cần kiêng các thức ăn gây dị ứng như: nhộng tằm, tôm, cua, đồ hải sản. Không ăn ngọt, quá mặn, đồ lạnh và hạn chế tối đa đồ tanh. Kiêng tiếp xúc bùn đất gió lạnh.
Lương y Chu Văn Tiến
Thuốc đông y chữa trị DỊ ỨNG XI MĂNG

Thuốc là thành quả của sự hợp tác nghiên cứu của một nhóm bác sĩ, dược sĩ trên cơ sở thừa hưởng kinh nghiệm dân gian.( Ds Đỗ Văn Thanh - Nam định - 0984058100) , Dn Vũ Minh Tuấn -Bắc giang- 0946756804, DS Dương Đình Thảo- Bà rịa Vũng tàu- 0915134598, Thạc sĩ Nguyễ Thành Khái - Bộ môn da liễu trường đại học y Thái bình- 0936241539)
Đăng bởi: hongphucmytan
Thuốc điều trị á sừng

Bệnh á sừng là một bệnh viêm da cơ địa dị ứng, là một bệnh ngoài da khá phổ biến, có thể gặp ở nhiều vị trí da khác nhau, nhưng rõ rệt nhất là ở các đầu ngón tay, chân, gót chân. Vùng bàn tay, chân bị á sừng thường khô ráp, róc da, nứt nẻ. Nếu không giữ gìn vệ sinh, người bệnh dễ bị nhiễm khuẩn thứ phát gây sưng tấy. Để bệnh không tiến triển nặng hơn, bệnh nhân cần thực hiện một số điều như sau: tránh bóc vẩy da, chọc nhể các mụn nước, chà sát kỳ cọ quá mạnh bằng đá kỳ, bàn chải..., làm xây xước lớp sừng tạo điều kiện cho nhiễm khuẩn, nấm trên lớp sừng vốn đã kém sức đề kháng. Không nên ngâm rửa tay chân nhiều nhất là nước muối vì nước muối ưu trương sẽ hút nước trong tế bào làm da càng khô và nứt sẽ rộng và sâu hơn. Thận trọng khi tiếp xúc với dụng cụ mạ nickel và đồ thuộc da như giày dép da. Hạn chế dùng xà phòng có độ tẩy mỡ cao ở tay chân.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc chữa mẩn ngứa

Trong y học cổ truyền, tình trạng viêm da dị ứng, mẩn ngứa, mày đay thuộc phạm vi các chứng bệnh như huyết cam, dương phong, ẩn chẩn, thủy giới... Biện pháp trị liệu cũng hết sức phong phú như dùng thuốc sắc uống, xông, xoa, bôi, đắp, châm cứu, bấm huyệt. Bài viết này xin được giới thiệu liệu pháp tắm ngâm hết sức độc đáo (còn gọi là dược dục liệu pháp) để bạn đọc tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Bài 1: phòng phong 20g, ngải diệp 20g, khổ sâm 30g, kinh giới 20g, bạch tiên bì 20g, sà sàng tử 20g, đương quy 20g. Tất cả sắc với 4.000ml nước trong 20 phút, sau đó bỏ bã lấy nước, chế thêm nước nguội sao cho nhiệt độ vào khoảng 500C là vừa, ngâm rửa vùng bị bệnh trong 30 phút, mỗi ngày 2 lần. Nếu ngứa toàn thân thì tăng liều lượng mỗi vị gấp đôi hoặc gấp ba
Đăng bởi: admin
Tắm lá xuyên tâm liên chữa rôm sảy ở trẻ nhỏ

Xuyên tâm liên Xuyên tâm liên, Cây công cộng - Andrographis paniculata (Burm. f.) Nees, thuộc họ Ô rô - Acanthaceae. Mô tả: Cây nhỏ sống 1-2 năm, mọc thẳng đứng, có thể cao đến 1m. Thân vuông, phân nhánh nhiều, các cành mọc theo 4 hướng. Lá mọc đối, có cuống ngắn, phiến lá hình trứng, dài 4-6cm. Hoa nhỏ, màu trắng có điểm hường, mọc thành chùm ở nách lá hay ở ngọn cành. Quả nang dài 16mm, rộng 3,5mm. Hạt hình trụ, thuôn dài, màu nâu nhạt.
Đăng bởi: admin
Đông y chữa bệnh sởi

Đông y gọi bệnh sởi là “sa tử”, có nghĩa là nốt sởi mọc lên như hạt cát. Bệnh thuộc loại truyền nhiễm. Bệnh thường phát sinh vào mùa đông xuân khi khí hậu thay đổi ở một độ ẩm nhất định thì sinh ra khí độc. Bệnh thường gặp ở trẻ em từ 2 - 8 tuổi, cũng có trẻ lớn tuổi nhưng do cơ thể yếu nên cũng thường nhiễm bệnh. Chu kỳ của bệnh sởi không theo qui luật, có khi 5 năm, có khi 7 - 10 năm một chu kỳ lệ thuộc vào thời tiết và khí hậu của từng năm.
Đăng bởi: admin
Phương thuốc chữa bệnh tổ đỉa

Bệnh tổ đỉa là bệnh viêm da đặc biệt, chủ yếu ở bàn tay, bàn chân. Bệnh chưa xác định được nguyên nhân. Nhưng nghiên cứu cho thấy, người có cơ địa dị ứng, có sang chấn thần kinh dễ nhạy cảm với các dị nguyên: hóa chất, cao su, xà phòng, nước hoa, một số chất trong mỹ phẩm, đồ ăn, thức uống hoặc thay đổi khí hậu...
Đăng bởi: admin
Bệnh cước do lạnh và bài thuốc chữa trị

Cước là một loại thương tổn da do lạnh, khu trú ở ngón tay, ngón chân, với biểu hiện: ngón sưng múp, da rộp hoặc nứt, đau. Xảy ra ở người hay bị chứng xanh tím đầu chi, giảm năng các tuyến nội tiết. Ngoài ra, người lao động ở môi trường tiếp xúc với nước lạnh (đồng ruộng, chế biến thực phẩm đông lạnh mà không dùng găng, ủng).
Đăng bởi: admin
Trị bệnh sởi từ các bài thuốc đông y

Sởi là một bệnh cấp tính truyền nhiễm mà trẻ em thường mắc, hay gặp vào mùa đông - xuân. Y học cổ truyền gọi là bệnh thời khí do lục dâm gây ra. Bệnh sởi còn gọi là ma chẩn, sa tử, bệnh xuất hiện những nốt đỏ trên da, nổi hơi cao, sờ tay có cảm giác như hạt vừng nên gọi là ma chẩn, cần phân biệt với phong chẩn (nốt ban không nổi cao trên da).
Đăng bởi: admin
Rau sam chữa chứng tăng tiết mồ hôi

Y học cổ truyền xếp chứng bệnh tăng tiết mồ hôi thuộc phạm vi chứng “tự hãn”, “đạo hãn” nghĩa là mồ hôi tự ra ngay cả trong trạng thái bình thường, kể cả khi đang ngủ. Nguyên nhân chủ yếu là do vệ khí không bền, tân dịch bài tiết ra ngoài, trường hợp mồ hôi ra nhiều làm cơ thể ớn lạnh, mỏi mệt. Ðể chữa trị bệnh này Ðông y thường chú trọng vào ích khí cố biểu. Xin giới thiệu một số phương thuốc thường dùng.
Đăng bởi: admin
Bài thuốc trị nám da, mụn trứng cá từ cổ phương

Có rất nhiều cách để trị nám da tự nhiên mà không phải sử dụng tới các loại thuốc hay biện pháp y khoa. Trong bài viết này, chúng tôi muốn chia sẻ với bạn cách trị nám da bằng các bài thuốc cổ phương đơn giản, dễ làm mà bạn có thể áp dụng để lấy lại vẻ trắng sáng của làn da.
Đăng bởi: admin