Thông tin cần biết về toa thuốc điều trị tại nhà dành cho F0

Người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà, không nhập viện. Các khuyến cáo điều trị COVID-19 trên thế giới không khởi đầu việc điều trị thuốc kháng đông hay thuốc chống kết tập tiểu cầu để dự phòng huyết khối liên quan COVID-19.


Liên quan đến việc lưu ý trong việc sử dụng các thuốc trong toa thuốc hướng dẫn điều trị F0 tại nhà cho người trên 18 tuổi được Sở Y tế TP.HCM ban hành, Báo Sức khỏe & Đời sống gửi đến quý độc giả nội dung chia sẻ từ các chuyên gia thuộc Tổ Dược lâm sàng – Khoa Dược Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM về vấn đề sử dụng thuốc kháng đông trong toa thuốc này?

Phóng viên: Thưa các chuyên gia, vì sao các thuốc kháng đông được chỉ định trong việc điều trị cho bệnh nhân COVID-19?

Chuyên gia: Sở dĩ thuốc kháng đông được khuyến cáo trong các phác đồ điều trị người mắc COVID-19 vì bệnh nhiễm này gây tình trạng tăng đông máu, tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi, một số ít trường hợp gây đột qụy, nhồi máu cơ tim và thiếu máu cục bộ chân. Nguy cơ này cao hơn ở những người bệnh mắc COVID-19 nhập viện, có triệu chứng từ vừa, nặng hay nguy kịch như bệnh nhân nhập các đơn vị hồi sức tích cực.

Do đó, các hướng dẫn điều trị COVID-19 hiện nay trong nước và trên thế giới đều khuyến cáo điều trị chống đông ở tất cả người bệnh COVID-19 nhập viện trừ khi có chống chỉ định với kháng đông (ví dụ như đang có tình trạng chảy máu hoạt động, tiểu cầu quá thấp, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, chấn thương nặng, phẫu thuật lớn gần đây hay huyết áp tăng cao không kiểm soát trên 160 mmHg).

Điều trị dự phòng với kháng đông cho người bệnh COVID-19 trong phần lớn các trường hợp sẽ ngưng sau khi người bệnh xuất viện.

Toa thuốc F0 tại nhà: Chuyên gia khuyến cáo gì trong việc dùng thuốc kháng đông? Bệnh nhân COVID-19 có thể gặp phải tình trạng tăng đông máu, tăng nguy cơ thuyên tắc huyết khối bao gồm huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi

Phóng viên: Tất cả các trường hợp người bệnh COVID-19 nhập viện nếu không có chống chỉ định thì sẽ được điều trị, điều trị dự phòng với các thuốc kháng đông, vậy với trường hợp các bệnh nhân COVID-19 điều trị tại nhà thì sao?

Chuyên gia: Đối với người mắc COVID-19 triệu chứng nhẹ điều trị tại nhà, không nhập viện, các khuyến cáo điều trị COVID-19 trên thế giới không khuyến cáo thường quy xét nghiệm các chỉ dấu đông máu (D-dimer, thời gian prothrombin, tiểu cầu hay fibrinogen) cũng như khởi trị thuốc kháng đông hay thuốc chống kết tập tiểu cầu để dự phòng huyết khối liên quan COVID-19, trừ khi có chỉ định khác hay người bệnh đang tham gia thử nghiệm lâm sàng.

Tuy nhiên, toa thuốc điều trị COVID-19 tại nhà dành cho người từ 18 tuổi trở lên nằm trong “Hướng dẫn gói chăm sóc sức khỏe tại nhà cho người F0” đề nghị bởi Sở Y tế TP.HCM thời gian gần đây bao gồm cả thuốc kháng đông đường uống như rivaroxaban, apixaban và dabigatran liều dự phòng với chỉ định được nêu rõ cho người có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở, đo SpO2 dưới 95%) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Khi gặp tình trạng suy hô hấp như trên và đã tự dùng thuốc kháng đông uống, người bệnh cần tiếp tục liên hệ các cơ sở y tế để được hỗ trợ sớm nhất, không tự điều trị với kháng đông uống kéo dài và khi đến cơ sở y tế phải thông báo cho nhân viên y tế biết loại cũng như liều thuốc kháng đông và thời điểm mà bạn uống thuốc.

Những lưu ý khi dùng thuốc kháng đông

Phóng viên: Xin các chuyên gia chia sẻ thêm về những lưu ý trong việc sử dụng các thuốc kháng đông dạng uống này?

Chuyên gia: Cần lưu ý các thuốc kháng đông uống được khuyến cáo KHÔNG sử dụng trong các trường hợp phụ nữ mang thai và đang cho con bú, có tình trạng viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận nặng hay các tình trạng bệnh lý dễ gây chảy máu.

Tác dụng phụ chính của các kháng đông uống rivaroxaban, apixaban và dabigatran là khiến người bệnh dễ bị chảy máu hơn bình thường do có tác động ức chế và kéo dài thời gian đông máu, đặc biệt khi người bệnh có tình trạng suy gan, thận nặng hay có rối loạn đông máu mà không được thực hiện xét nghiệm và được bác sĩ hướng dẫn về liều hay loại thuốc kháng đông.
Các triệu chứng chảy máu có thể gặp phải khi dùng thuốc kháng đông từ biểu hiện nhẹ như bị bầm tím da, chảy máu nướu răng, chảy máu mũi, kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn bình thường.

Các biểu hiện nặng hơn cần cấp cứu cầm máu và/hoặc truyền máu ngay tại cơ sở y tế gần nhất như tiểu máu (nước tiểu đỏ, hồng hoặc sẫm màu) hay đi cầu ra máu (phân đỏ hoặc đen sệt như hắc ín, lẫn máu có mùi tanh), ho ra máu (chất nôn màu cà phê hay đỏ tươi) hay xuất huyết não (đau đầu nghiêm trọng, choáng váng, lú lẫn).

Khi người bệnh đang dùng kháng đông có tình trạng ngã nặng, chấn thương ở đầu, ngay cả khi không có triệu chứng hay dấu hiệu thương tích bên ngoài cũng cần đi tầm soát tại cơ sở y tế sớm nhất.

Riêng đối với những người bệnh ngoại trú đang dùng thuốc kháng đông liều điều trị như người bệnh lý thuyên tắc huyết khối hay rung nhĩ thì vẫn tiếp tục dùng thuốc, không tự ý ngưng thuốc khi chưa tham khảo ý kiến bác sĩ. Bởi nếu những người bệnh này không dùng thuốc có nghĩa là người bệnh không được bảo vệ, sẽ làm tăng nguy cơ tử vong do tắc mạch ở não, chân hoặc phổi.

Những đối tượng này không cần phải dùng thêm một kháng đông khác với liều dự phòng khi nhiễm COVID-19 vì sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu, đặc biệt là chảy máu cơ quan trọng yếu như xuất huyết não.

Người bệnh đang điều trị kháng đông ngoại trú khi nhiễm COVID-19 cũng cần lưu ý những tình trạng như sốt, tiêu chảy, nôn ói kéo dài gây mất nước, ảnh hưởng chức năng thận làm tăng nguy cơ chảy máu do giảm thải trừ thuốc, do đó cần theo dõi sát các triệu chứng biểu hiện chảy máu để xử trí kịp thời.

Lời khuyên cho F0 điều trị tại nhà

Phóng viên: Xin các chuyên gia chia sẻ một số lời khuyên đối với các trường hợp F0 điều trị tại nhà để đảm bảo an toàn của bản thân cũng như kịp thời nhờ đến sự hỗ trợ của nhân viên y tế?

Chuyên gia: Người bệnh COVID-19 điều trị tại nhà cũng nên biết các yếu tố nguy cơ để áp dụng các biện pháp phòng ngừa. Cụ thể, người bệnh nhiễm COVID-19 nếu kèm các tình trạng sau có thể làm tăng nguy cơ huyết khối như bất động, có các bệnh lý tăng đông đã được chẩn đoán, tiền sử bản thân hay gia đình bị huyết khối, béo phì, mang thai, suy tim, tuổi cao trên 70, ung thư hoạt động hay phẫu thuật lớn trong 3 tháng gần đây.

Các F0, F1 khi thực hiện cách ly tại nhà cũng được khuyến cáo hướng dẫn xây dựng lối sống, tập luyện, sinh hoạt lành mạnh, cần duy trì vận động, luyện tập đều đặn (cả khi ở trong nhà), cường độ vừa phải phù hợp với tình trạng sức khỏe, tránh bất động gây tăng đông máu.

Người nhiễm COVID-19 cũng cần lưu ý các biểu hiệu triệu chứng lâm sàng của hiện tượng đông máu như đau đầu dai dẳng, dữ dội, các triệu chứng thần kinh khu trú (gợi ý đột quỵ); khó thở hoặc đau ngực (gợi ý thuyên tắc phổi hoặc hội chứng vành cấp); đau bụng (gợi ý huyết khối tĩnh mạch cửa); đau, phù chân (gợi ý huyết khối tĩnh mạch sâu).

Các triệu chứng này thường biểu hiện ở mức độ nặng, dai dẳng và tái diễn. Khi gặp những tình trạng như trên, người bệnh COVID-19 cần liên

 

Theo https://suckhoedoisong.vn/thong-tin-can-biet-ve-toa-thuoc-tri-f0-tai-nha-dung-thuoc-khang-dong-169210825155843842.htm