0908 789 326

Hãy chia sẽ để cuộc sống ý nghĩa hơn!
www.baithuochay.net là website cung cấp cho bạn một số bài thuốc mang tinh chất tham khảo để bạn có thêm sự lựa chọn cho việc chữa trị bệnh cho mình và m&

Đăng tin rao vặt nhà đất miễn phí hiệu quả
Quảng cáo trực tuyến không còn xa lạ với các doanh nghiệp tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp đang lúng túng với việc lựa chọn hìn

Bạn biết tác dụng của củ Tỏi trong việc chữa bệnh như thế nào?
Theo Đông y, tỏi có vị cay, tính ấm, có công dụng hành khí trệ, làm ấm tỳ vị, giải độc và sát trùng....
Bài thuốc dân gian
Sản phẩm nhà tài trợ

Liên kêt website
Món ăn chữa bệnh
Món ăn phòng trị tóc rụng, tóc bạc sớm
Theo Y học cổ truyền, khi khí huyết suy kém sẽ khiến tóc rụng, tóc bạc sớm. Muốn trị được bệnh này thì nên phối hợp nhiều phương pháp khác nhau. Một trong những phương pháp đó là ăn uống và có khi ăn uống bổ phù hợp còn hơn cả uống thuốc. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu một số món ăn - bài thuốc phòng trị phù hợp theo thể chứng trạng mỗi người:
Phép trị: chủ yếu bổ âm, dưỡng huyết, tốt nhất nên ăn:
Chè mè đen: mè đen, gạo nếp đều 1kg, sao nhỏ lửa cho vàng thơm tán mịn, khi ăn lấy 30 - 40g vào bát đổ nước sôi đánh nhuyễn như cháo, thêm đường, sữa vừa đủ, ăn thường xuyên.
Bột hà thủ ô: hà thủ ô đỏ
loại tốt 1kg; đậu đen 1kg sắc 2 lần chắt lấy 3 lít nước cốt, bỏ bã; hà thủ ô và nước đậu bỏ vào nồi đất nấu chín cạn
nước sau đó đem phơi khô, tán mịn, ăn 20 - 30g/3 lần, hoặc sắc uống.
Ngoài ra, chọn món xào như: thịt bò, hoặc thịt heo xào đậu đũa, đậu rồng, đậu ván, cà rốt, súp lơ xanh… hoặc món cá kèo, cá hồi, cá lóc nên nấu lẩu cho nhiều rau như: giá đậu, cải ngọt...
Bài thuốc: Thục địa, hoài sơn, đơn bì, sơn thù, phục linh, trạch tả, câu kỷ tử, mỗi vị 12 - 14g, tiềm ăn hoặc sắc uống.
2. Nếu hay lo nghĩ, ăn, ngủ kém
do tỳ khí hư:
Phép trị chủ yếu bổ khí, dưỡng huyết, tốt nhất nên ăn:
Gà tiềm thuốc: đảng sâm, câu kỷ tử, hạt sen, đương quy, hoàng kỳ, nấm mèo, táo đỏ mỗi vị 10g, gà ác 1 con tiềm ăn
Chim cút tiềm thuốc: nhân
sâm, bạch truật, phục thần, hoàng kỳ, viễn chí, táo nhân, long nhãn, liên nhục,
gừng nướng, đại táo, mỗi vị 10 - 12g ,cam thảo 6g tiềm chim ăn hoặc sắc uống.
Bóng cá xào hành: bóng cá 100g, hành tây 1củ 100g, ớt chuông, hành tím 2 củ, thêm gia vị, xào ăn tuần vài lần.
3. Nếu người mập, bụng lớn chân không ấm, do thận khí hư, sinh đờm thấp
Phép trị chủ yếu bổ khí hóa đàm thông huyết mạch nên ăn những món chế biến từ cá rô, cá bống, cá chạch, ếch, lươn, tôm cua cá nhỏ… thịt hoặc cật dê, chó, heo chim… Khi chế biến kết hợp ăn với các loại rau củ bổ khí hóa đàm như: kinh giới, rau mùi, rau ngò tàu, húng quế, rau đắng, hành, hoa lý, cải cay, rau mầm, giá đậu đều tốt.
4. Nếu người mệt mỏi suy nhược khí huyết đều hư
Nên ăn bổ dưỡng, đầy đủ dưỡng chất như: tinh bột có trong gạo ngô, tươi mới, ngũ cốc còn nguyên cám... chất đạm có trong đậu, thịt, cá, trứng, sữa… Chất béo có trong dầu vừng, ôliu, mỡ cá.
5. Nếu người yếu bệnh lâu
Nên dùng bài gà ác tiềm thuốc bắc: đảng sâm 14g, bạch truật 12g, phục thần 14g, thục địa 20g, đương quy 14g, hoài sơn 16g, câu kỷ tử 12g, nhục thung dung 10g, thỏ ty tử 12g, mạch môn 12g, ngũ vị tử 10g, táo nhân, cam thảo, sinh khương. Tiềm gà ăn hoặc sắc uống tuần vài lần.
Ngoài ra người tóc râu bạc sớm nên ăn tăng cường ăn món bổ giàu vitamin vi lượng giúp cho tóc như B5, B6, B2, Fe có nhiều trong gan động vật, các loại rau củ có màu đỏ đậm xanh đậm vàng đậm như: cà rốt, bí đỏ, gấc, rau ngót, rau đay, giá đậu, nấm các loại, đậu mè các loại…
Lưu ý: nếu người gầy do âm huyết hư “máu nóng” nên hạn chế vị mặn, cay, như: thịt cá khô, kho mặn để lâu, gia vị tiêu ớt, tỏi… Nếu người mập bụng lớn chân không ấm do tỳ thận khí hư: hạn chế món chua đắng quá như: cam, măng, nước dừa, nước đá… Nếu khó ngủ cữ vị kích thích như: cà phê, thuốc lá.
Lương y MINH PHÚC
Món ăn cho người bệnh phổi

BẠCH CẬP VÀ MÓN ĂN CHO NGƯỜI BỆNH PHỔI Bạch cập còn có tên là bạch căn, cam căn, liên cập thảo. Tên khoa học: Bletilla striata (Thunb.) Reichb., họ lan (Orchidaceae). Bộ phận dùng làm thuốc là rễ củ. Rễ củ bạch cập chứa tinh dầu, tinh bột và chất nhầy. Theo Đông y, bạch cập vị đắng, tính bình; vào phế, can và vị. Có tác dụng thu liễm, chỉ huyết, tiêu thũng, sinh cơ. Liều dùng hằng ngày 4 - 20g dưới dạng hãm, sắc, nấu. Liễm huyết, cầm máu: Do có tác dụng bổ phổi, hóa ứ nên hay dùng khi ho lao ra máu, khạc ra máu. - Bột độc thánh: bạch cập một lượng vừa đủ, nghiền thành bột. Mỗi lần uống 12g, chiêu với nước đun sôi còn ấm, uống trước khi đi ngủ. Trị phổi có hang lâu không khỏi, ho ra máu mủ
Đăng bởi: admin
Món ăn người mắc bệnh gout không nên ăn

Dưới đây là 8 loại thức ăn người bệnh gout cần tránh. Gout là một bệnh lý rối loạn chuyển hóa purin làm tăng axit uric máu dẫn đến ứ đọng tinh thể muối tại khớp gây viêm khớp, đau đớn ở các khớp. Bệnh gout tấn công ngón chân cái đầu tiên và dần dần lan sang bàn chân, mắt cá chân, đầu gối, cổ tay, cánh tay và bàn tay. Những người bị bệnh thận, khả năng bị gout sẽ cao hơn nhiều lần. Bệnh gout là thường gặp ở đàn ông và những người béo phì có nguy cơ cao. Bệnh sẽ nặng thêm bởi chính những loại thực phẩm chúng ta ăn hàng ngày. Dưới đây là 8 loại thức ăn cần tránh: Sò Những thực phẩm động vật và đồ biển giàu purine, chất purine sản sinh ra các tinh thể uric acid ứ đọng trong các mô mềm và khớp. Do vậy, nếu bạn không bị bệnh gout thì bạn cũng không nên ăn quá nhiều đồ biển. Nếu bạn là người “nghiền” đồ biển thì bạn có thể ăn sò và cá hồi nhưng bạn không nên ăn thường xuyên. Cá trích Người bị bệnh gout có thể thỉnh thoảng ăn một số hải sản nhất định, nhưng bệnh nhân gout tuyệt đối không nên thêm cá trích, cá ngừ, cá cơm vào thực đơn bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên tôm, tôm hùm hay cua lại được cho là những thực phẩm an toàn cho bệnh nhân gout. Bia Uống bia làm tăng gấp đôi nguy cơ đối với những dễ mắc bệnh gout. Theo các chuyên gia, uống bia không chỉ làm tăng mức độ uric acid màcòn ngăn cản cơ thể loại bỏ chất này ra khỏi cơ thể của bạn. Rượu có thể là một sự lựa chọn tốt hơn, tuy nhiêu uống nhiều rượu lại là không tốt cho tất cả mọi người và đặc biệt đối với những người mắc bệnh gout. Chính vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, trong bữa tiệc bạn nên kiêng rượu hoàn toàn. Thịt đỏ Hàm lượng purine trong các loại thịt là khác nhau. Thịt trắng nói chung là tốt hơn so với thịt đỏ. Bạn không phải kiêng thịt đỏ hoàn toàn, nhưng tuy nhiên bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều thịt đỏ. Theo chuyên gia, bạn có thể thỉnh thoảng thưởng thức với thịt bò hoặc thịt lợn chứ không nên ăn thịt gà tây hoặc thịt cừu thì bạn chỉ nên ăn sườn cừu. Các loại thực phẩm người bệnh gút (gout) cần tránh Người bị bệnh gút (gout) nên tránh ăn các loại thịt từ gà tây và thịt ngỗng Gà tây Thịt gà tây và thịt ngỗng là những loại thực phẩm chứa hàm lượngpurin cao hơn so với các loại thực phẩm khác, do đó tốt nhất người bị bệnh gout nên tránh ăn các loại thịt này. Những người mắc bệnh gout không nên ăn các loại thịt thú rừng. Gà và vịt là những lựa chọn an toàn nhất. Trong đó, thịt đùi là một sự lựa chọn tốt hơn so với ức gà với da. Nước uống có đường Những người có nguy cơ mắc bệnh gout nên tránh các loại nước uống có chứa hàm lượng đường fructose cao, chẳng hạn như nước soda, nước hoa quả. Những loại nước uống này không chỉ khiến bạn dễ dàng tăng cân mà còn kích thích cơ thể sản xuất ra axit uric nhiều hơn. Một nghiên cứu tìm thấy rằng, những người tiêu thụ nhiều đường fructose có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn những người khác. Năm 2010, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, uống đồ uống chứa fructose mỗi ngày, phụ nữ cũng có nguy cơ mắc bệnh gout hơn so với những người khác. Măng tây Măng tây được xem là loại thần dược dành cho nam giới. Đây là loại rauchứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, được xem như một loại thuốc kích dục tự nhiên quý giá. Tuy nhiên, với những người mắc bệnh gout, đây là loại thực phẩm có purin cao nên có thể làm người bệnh đau khớp khi dùng. Măng tây, súp lơ, rau bina, và nấmcó chứapurin hơn so với các loại rau khác. Nhưng nếu bạn thích những thực phẩm này, khôngcần phải loại bỏ hoàn toàn măng tây trong bữa ăn của bạn Gan Theo các chuyên gia khuyên, những bệnh nhân gout không nên tránh ăn các loại thịt nội tạng, như gan, thận, lá
Đăng bởi: admin
Món ăn cho người mắc bệnh gout

ệnh gút (gout) là do lắng đọng các tinh thể urat (urat natri) hoặc tinh thể axit uric gây viêm khớp, thường gặp ở nam giới, tuổi trên 40. Bệnh thường có những đợt kịch phát, tái phát nhiều lần rồi trở thành mãn tính. chế độ dinh dưỡng cho người bị bệnh gút (gout) chế độ dinh dưỡng cho người mắc bệnh gút (gout) Bệnh gút là hậu quả của tăng axit uric máu, một sản phẩm chuyển hoá cuối cùng của các nhân purin (adenine và guanine) thành phần axit nhân tế bào (acxit nucleic). 1. Nguyên nhân: - Bệnh gút nguyên phát: Gắn liền với yếu tố cơ địa và di truyền, - Bệnh gút thứ phát: Axit uric tăng thứ phát do nhiều nguyên nhân sau: Ít gặp + Do ăn nhiều: Nhất là những thức ăn có chứa nhiều nhân purin (gan, lòng, thịt, cá, tôm, cua…), uống nhiều rượu, bia. Đây là yếu tố thúc đẩy bệnh và tái phát bệnh. + Do tăng cường giáng hoá nhân purin nội sinh (phá huỷ nhiều tế bào, tổ chức) bệnh đa hồng cầu, bạch cầu kinh thể tủy, Hodgkin… + Do giảm thải axit uric qua thận: viêm thận mạn tính, suy thận… 2.Khi đã mắc Gout thì hậu quả sẽ thế nào? Nếu không điều trị hoặc để tái phát nhiều lần sẽ gây hủy khớp dẫn đến tàn phế, lúc đó cần đến các phẫu thuật tái tạo lại khớp. Khoảng 20 % bệnh nhân gút bị sỏi thận do chính tinh thể urat lắng đọng gây ra sỏi làm tắc nghẽn đường tiết niệu có thể gây suy chức năng thận, nhiễm trùng đường tiết niệu… có thể ảnh hưởng đến tính mạng. Một số bệnh nhân có các cục ở dưới da như vùng khuỷu, mắt cá… gọi là cục tophi là do lắng đọng tinh thể urat, khi vỡ ra làm chảy ra một chất bột trắng giống như phấn. Khi khớp bị viêm nhiều lần gây dày, hạn chế vận động của khớp, giảm khả năng lao động. Đáng chú ý là, bệnh nhân mắc bệnh gút thường có thể mắc một số bệnh kèm theo như Tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh mạch não là những bệnh của Hội chứng chuyển hóa, có liên quan đến chế độ ăn và ảnh hưởng đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống rất nhiều. 3. Chế độ ăn trong điều trị Gout : Khi bị gút cấp có thể điều trị bằng các thuốc kết hợp với chế độ ăn kiêng phù hợp nhằm ngăn ngừa hoặc làm kéo dài thời gian tái phát bệnh. Nguời bị bệnh gút ngoài thực hiện các lời khuyên dinh dưỡng hợp lý, cần hạn chế các thức ăn có nhiều Purin có thể gây tăng axit uric, đặc biệt trong các đợt bệnh cấp tính. - Nhóm I: thức ăn chứa ít purin như ngũ cốc, bơ, dầu mỡ, rau quả (trừ một vài loại ở nhóm II), các loại hạt… đặc biệt trứng, sữa không chứa purin nên được khuyến khích sử dụng. - Nhóm II: thức ăn chứa purin trung bình: thịt, cá, hải sản, gia cầm, đậu đỗ, cải bó xôi, bông cải. - Nhóm III: thức ăn chứa nhiều purin là phủ tạng các loại như gan, bầu dục, óc, lá lách, trứng cá, nước dùng thịt, cá nục, nấm, măng tây, bia, socola, cacao. Một số thức uống làm tăng axit uric cần hạn chế là rượu, càphê, trà, nước uống có cola. Người bệnh gút nên loại bỏ thức ăn nhóm III, đặc biệt khi đang đau cấp tính. Ăn hạn chế thực phẩm nhóm II (tăng sữa, trứng để thay thế), tránh ăn các loại nước dùng, nước hầm, nước rau củ… để giảm bớt lượng purin của thức ăn hòa tan trong nước. Ngoài ra, bệnh nhân cần tích cực uống nhiều nước, đặc biệt là nước khoáng kiềm để tăng cường thải tiết axit uric qua nước tiểu. Bệnh nhân cần bỏ rượu, thậm chí cả rượu vang, rượu thuốc. Một số loại thức ăn cần hạn chế như socola, cacao, nấm, nhộng, rau dền. Cần tránh ăn những thức ăn chua như nem chua, dưa hành muối, canh chua, hoa quả chua… vì chính những chất chua làm cho axit uric tăng cường lắng đọng vào khớp cấp tính. Bệnh nhân mắc chứng béo phì cần áp dụng chế độ ăn giảm mỡ, giảm calo. - Khi thấy lượng axit uric cao hơn mức bình thường thì phải thực hiện ngay chế độ ăn uống thích hợp và dùng thuốc giảm axit uric trong máu. - Bên cạnh đó cần có chế độ tập luyện TDTT, không để bị thừa cân, béo phì. 4. Phòng tránh bệnh Gout nên có chế độ dinh dưỡng như thế nào? Cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, ở những đối tượng có nguy cơ bị gút không ăn quá nhiều các thực phẩm có nhiều nhân Purin như khuyến cáo ở trên. Uống đủ nước. Bên cạnh đó cần kết hợp tập luyện thể lực hàng ngày để giữ cho cơ thể khỏe mạnh, không thừa cân và béo phì. Thạc sĩ, Bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi – BV198
Đăng bởi: admin
Những món ăn kích thích sự rụng trứng ở phụ nữ

Nếu rụng trứng không đều, bạn sẽ gặp khó khăn khi mang thai. Khi ấy, một số thực phẩm kích thích sự rụng trứng có thể giúp bạn giải quyết vấn đề này.
Đăng bởi: admin
Món ăn cho nhữngngười bị động thai

Trong thời gian mang thai, nhiều chị em bị đau bụng dưới, mỏi thắt lưng, hoặc thai kích ngược lên trên, hoặc thai sa thấp xuống dưới, hoặc âm đạo có thể ra ít dịch màu hồng nhạt hoặc ra vài giọt máu thì gọi là động thai, Đông y gọi bào trở… Nguyên nhân có thể là sự bất thường về nhiễm sắc thể, bất đồng nhóm máu giữa mẹ và thai, mẹ bị sốt cao, suy tim, bệnh thận mạn tính, mất cân bằng nội tiết, các bệnh về tử cung…
Đăng bởi: admin